Rừng thiền Núi Sương
Misty Mountain Forest Meditation Hermitage
Tạng luật
Tạng Luật (Vinayapiṭaka) thuộc về Tam Tạng (Tipiṭaka) là những lời dạy và quy định của đức Phật về các vấn đề có liên quan đến cuộc sống và sự sinh hoạt của các thành viên cũng như các công việc của hội chúng, trong đó, chủ yếu đề cập đến các tỳ khưu, một phần dành cho tỳ khưu ni, đồng thời một số vấn đề có thể áp dụng cho hàng tại gia cư sĩ cũng được tìm thấy. Tạng Luật được chia làm 3 phần chính: Suttavibhaṅga, Khandhaka, và Parivāra.
Trình bày về giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu gồm có 227 điều học và của tỳ khưu ni gồm có 311 điều học.
Gồm các chương Verañja, tội thực hiện việc đôi lứa, tội trộm cắp, tội giết người, tội khoe pháp thượng nhân không thực chứng, mười ba pháp, bất Định.
Gồm các chương ưng xã đối trị, ưng đối trị, ưng học pháp,các pháp dàn xếp trang tụng.
Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (Bhikkhunīvibhaṅga) là phần thứ hai của bộ Phân Tích Giới Bổn (Suttavibhaṅga) thuộc về Tạng Luật (Vinayapiṭaka), phần thứ nhất là Phân Tích Giới Tỳ Khưu (Bhikkhuvibhaṅga) được trình bày với tên gọi là Đại Phân Tích (Mahāvibhaṅga). Tổng cộng điều học của các tỳ khưu ni gồm có 311 điều.
Mahāvagga (Đại Phẩm) và Cullavagga (Tiểu Phẩm) thuộc Vinayapiṭaka (Tạng Luật) gồm các vấn đề có liên quan với nhau đã được sắp xếp thành từng chương. Tên gọi chung cho hai phẩm này là Khandhaka (Chúng tôi tạm gọi tên là Bộ Hợp Phần; khandha có nghĩa là khối, nhóm, uẩn, ... Tiếp vĩ ngữ -ka trong trường hợp này có ý nghĩa là thuộc về, có liên quan, ...). Đại Phẩm được chia làm mười chương.
Copyright © 2017 — Sư Tâm Pháp. All Rights Reserved